Hết thời bùng nổ vì độc chiếm thị trường, nhiều chủ Mixue “chật vật” tìm lối thoát, Cooler City, ToCoToCo không ngừng “bành trướng” quy mô. Các chủ doanh nghiệp/cửa hàng bán lẻ đi sau muốn gia nhập thị trường này cần ghi nhớ bài học kinh nghiệm nào?
Dựa vào nhượng quyền để nhân rộng quy mô
Mixue
Mixue là một điển hình. Tiến vào thị trường Việt Nam từ năm 2017, bằng hình thức nhượng quyền, Mixue đã hiện diện khắp các tỉnh thành trên cả nước và chạm mốc hơn 1.300 cửa hàng tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại. Đây là con số mà hiện khó có thương hiệu nào tự phát triển, không qua nhượng quyền có thể đạt được.
Tuy nhiên, liên quan đến vụ “lùm xùm” nhượng quyền gần đây, nhiều người tiết lộ rằng, ban đầu hợp đồng ký kết Mixue cam kết khoảng cách giữa các cửa hàng ít nhất là 500m, tuy nhiên sau đó với hợp đồng mới, thương hiệu này rút còn 200m. Điều khiến mức độ cạnh tranh càng cao.
Được biết, đa phần các cửa hàng của Mixue đều có diện tích nhỏ, tập trung phục vụ mang đi, nhờ đó tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng và dễ dàng nhân rộng quy mô. Điều này cũng dẫn đến số lượng cửa hàng mọc lên ồ ạt, liên tục, mất kiểm soát. Ngay tại Hà Nội, chỉ trên một con phố có thể bắt gặp 2-3 cửa hàng mang biển hiệu Mixue.
ToCoToCo
Thương hiệu ở Việt Nam cũng không bỏ lỡ cơ hội này. Trong khi làn sóng trà sữa đã chứng kiến những giai đoạn bùng nổ rồi thoái trào, chuỗi trà sữa bình dân ToCoToCo vẫn duy trì được sức sống của mình. Thông qua mô hình nhượng quyền, chuỗi này hiện có gần 600 cửa hàng trên cả nước và tiếp tục mở rộng.
Cừa hàng ToCoToCo và Mixue đặt sát cạnh nhau, bên cạnh cũng là
một thương hiệu trà sữa khác (Ảnh: sưu tầm).
ToCoToCo thậm chí không ngại tìm mặt bằng sát cạnh Mixue để mở cửa hàng, tạo ra sự tương phản cũng như càng tạo ra sức ép cạnh tranh giữa 2 thương hiệu.
Cooler City
Tiến vào thị trường Việt Nam từ tháng 3/2023 nhưng đã lập tức mời gọi các nhà đầu tư mua nhượng quyền trước khi gia nhập thị trường, Cooler City đã sở hữu mạng lưới 2.000 cửa hàng tại Trung Quốc, Indonesia, Philippines,.., cũng nhờ hình thức nhượng quyền. Hiện nay, sau 8 tháng đến Việt Nam, thương hiệu này có trong tay 22 cửa hàng tại hà Nội, cũng giống như Toco, Cooler City thậm chí mở cửa hàng kế bên Mixue với bộ nhận diện thương hiệu màu xanh tương phản, càng làm cho cuộc chiến “kèn cựa” bánh trướng quy mô càng trở nên gay gắt.
Cooler City “sẵn sàng” đặt cửa hàng sát cạnh người đồng nghiệp,
đồng hương Mixue với màu sắc tương phản để cạnh tranh (Ảnh: sưu tầm).
Kinh nghiệm cho người đi sau khi bước vào thị trường bán lẻ kem và trà sữa giá rẻ
Trước sức ép cạnh tranh của thị trường kem và trà sữa giá rẻ, đặc biệt với sự “chiếm đóng” tại hầu hết các vị trí đắc địa, có lợi thế thu hút đông khách của các chuỗi thương hiệu kể trên, những chủ cửa hàng/ doanh nghiệp bán lẻ mới gia nhập cần phải làm gì?
Bài học dành cho những “người đi sau” trong thị trường kem và trà sữa là phải có được sự chuẩn bị đầy đủ về vốn, nguồn cung… đến chú trọng đến việc phân tích thị trường như: vị trí mặt bằng/khu vực, khách hàng mục tiêu, đối thủ… Đặc biệt, việc phân tích thị trường, đánh giá khu vực/vị trí mở cửa hàng chưa bao giờ là thừa trong kinh doanh, nhất là bán lẻ.
Nếu như phân tích thị trường giúp thương hiệu nắm được tổng quan thị trường, thì việc đánh giá khu vực/ vị trí kinh doanh tiềm năng giúp các các chủ doanh nghiệp/cửa hàng phân tích được cụ thể về lợi thế, yếu thế, cơ hội… tại khu vực/ vị trí có ý định mở cửa hàng như: đối thủ, các yếu tố ảnh hưởng, khách hàng mục tiêu phân bố như thế nào,…
Phân tích, đánh giá tiềm năng khu vực/vị trí kinh doanh dựa trên
số thiệu thị trường trên Nền tảng tiếp thị địa lý Việt Nam VGM.AI (Ảnh: VGM.AI).
Bên cạnh đó, các thương hiệu muốn tiến đến mở chuỗi hoặc thậm chí các cửa hàng nhượng quyền cũng nên chú trọng việc phân tích, đánh giá tiềm năng khu vực/vị trí kinh doanh tiềm năng. Ngoài việc mở mới, các thương hiệu nên phân tích đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các cửa hàng đã có theo thời gian định kỳ để tối ưu hóa các cửa hàng, đưa ra các chiến lược tiếp thị hoặc đưa ra quyết định phù hợp nhất. Hạn chế tối đa việc mở ồ ạt các cửa hàng trong thời điểm bùng nổ, nhưng thiếu sự vững chắc để kinh doanh dài hạn dẫn đến việc “gồng lỗ”.
Thông qua giải pháp số GeoMarketing như Nền tảng tiếp thị địa lý VGM.AI – một nền tảng đi đầu tại Việt Nam trong việc cung cấp giải pháp hỗ trợ phân tích, đánh giá tiềm năng khu vực/vị trí bán hàng. Bằng các dữ liệu về nhân khẩu học, dữ liệu dân cư, tiện ích, hạ tầng, đối thủ… VGM. AI giúp các chủ doanh nghiệp/cửa hàng bán lẻ kem và trà sữa so sánh và đánh giá khu vực/vị trí bán hàng tiềm năng, phù hợp với định hướng kinh doanh của bản thân.
Nguồn: Tổng hợp