Theo dữ liệu của HubSpot năm 2022, có 45% giám đốc điều hành bán hàng đặt mục tiêu chính là vượt qua hạn ngạch bán hàng. Tạo một mạng lưới bán hàng hiệu quả là cách tốt nhất để đối phó với thách thức này. Tuy nhiên, việc xây dựng mạng lưới bán hàng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nó đòi hỏi quá trình có kế hoạch và cụ thể.
Trong bài viết này, VGM.AI sẽ gửi tới bạn đọc hướng giải quyết đơn giản nhất để thực hiện những bước cần có để tạo ra mạng lưới bán hàng.
Mạng lưới bán hàng là gì?
Mạng lưới bán hàng là một cách để bạn tạo ra cơ hội tiềm năng trong kinh doanh. Mạng lưới này bao gồm việc xây dựng mối quan hệ mới và tận dụng các mối quan hệ hiện có. Mục tiêu là gặp gỡ những người phù hợp với hồ sơ khách hàng lý tưởng của bạn hoặc có thể giới thiệu bạn cho những cơ hội tiềm năng trong mạng lưới của họ.
Sự khác biệt chính giữa mạng lưới bán hàng và các hoạt động mạng lưới khác là mục tiêu. “Mạng lưới thông thường” không bao gồm việc phát triển cơ sở khách hàng của bạn. Ví dụ, bạn có thể nói chuyện với người khác để tìm hiểu về cơ hội việc làm, thảo luận ý tưởng cùng làm marketing, hoặc nắm bắt thông tin về các công ty khác.
Cách xây dựng mạng lưới bán hàng trong kinh doanh
Nếu bạn đang nghĩ đến việc mở rộng mạng lưới bán hàng của mình thì những nguồn khách hàng tiềm năng dưới đây sẽ là nơi tuyệt vời để bắt đầu kết nối.
Dựa vào dữ liệu thống kê của HubSpot về nguồn khách hàng tiềm năng chất lượng nhất, được các chuyên gia bán hàng đã trả lời rằng: 66% đề cập đến các lượt giới thiệu, 47% đề cập đến mạng xã hội và 44% đề cập đến các triển lãm và sự kiện.
Thông qua giới thiệu
Đặt vấn đề một cách đơn giản: Ví dụ, giả sử bạn muốn một CEO trong mạng lưới của bạn giới thiệu bạn cho một khách hàng tiềm năng. Thay vì yêu cầu họ sắp xếp một cuộc gọi giới thiệu, hãy chọn cách sử dụng một email giới thiệu nhanh chóng. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian hơn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ giảm thiểu nguy cơ vượt quá giới hạn trong yêu cầu của mình.
Hãy tận dụng LinkedIn: Trong kinh doanh, việc đặt ra mục tiêu cụ thể rất quan trọng. Ví dụ, bạn có thể sử dụng LinkedIn để xác định những người mà bạn đã quen và xem họ kết nối với ai. Bắt đầu bằng việc xem xét khách hàng mà bạn đã xây dựng mối quan hệ tốt. Kiểm tra xem họ có liên kết với các chuyên gia hoặc những người có thể hưởng lợi từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không.
Mẹo hay: Hãy sử dụng tính năng tìm kiếm người nâng cao để lọc những người kết nối cấp hai mà khách hàng của bạn có thể giới thiệu bạn. Bạn cũng có thể thu hẹp tìm kiếm theo ngành, chức danh hoặc địa điểm cụ thể. Khi bạn đã sẵn sàng với danh sách, hãy liên hệ với những người kết nối cấp một của bạn và yêu cầu họ giới thiệu.
Sự kiện
Nói “có” với mọi cơ hội đến với bạn: Chủ động trong công việc sẽ đem lại nhiều thành công hơn. Nắm bắt các cơ hội kết nối có kế hoạch và những cơ hội tự phát để có được tầm nhìn mở rộng hơn. Một số sẽ không trực tiếp liên quan đến việc bán hàng nhưng có thể dẫn đến cơ hội bán hàng trong tương lai.
Trong một tập của series “Sales Success Stories, Nora Edmonds”, Nora Edmonds, Giám đốc bán hàng tại HubSpot, chia sẻ cách việc nói “có” đã thay đổi cách cô tiếp cận việc kết nối. Với tư cách là Account Executive, cô đã chấp nhận nhiều lời mời khác nhau. Tham gia vào các buổi podcast, những sáng kiến ngẫu hứng của đội bán hàng và thậm chí tham gia vào một bàn chuyên gia trong phút chót. Bằng cách tăng cơ hội tiếp xúc, cơ hội gặp gỡ những người mới sẽ tự nhiên nảy sinh.
Mẹo hay: Hãy luôn nỗ lực hết mình và thể hiện con người thật của bạn khi giao tiếp với người khác. Nếu bạn duy trì sự nhất quán này, bạn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện tự nhiên của các cơ hội kết nối với mạng lưới bán hàng của bạn.
Yêu cầu giới thiệu
Khi bạn tham dự một sự kiện, một số người bạn đã biết có thể đã ở đó. Đây có thể là đồng nghiệp cũ, khách hàng hiện tại hoặc trước đây của bạn hoặc bạn học cũ. Bất kể họ là ai, đừng ngần ngại tiếp cận họ và xin giới thiệu.
Tuy nhiên, hãy cẩn trọng đừng quá lạm dụng, bởi nó có thể biến bạn thành một người quá câu nệ tiểu tiết và tạo cảm giác rằng bạn đang cần sự giúp đỡ. Tự nhiên và chân thực là cách tốt nhất để xây dựng những mối quan hệ chất lượng.
Nếu bạn có quyền xem danh sách người tham dự trong sự kiện, hãy xem chúng thật nhanh. Nó sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về người mà bạn có thể mong đợi gặp. Có thể bạn sẽ thu hút được những người đặc biệt thú vị với bạn, bao gồm cả những khách hàng tiềm năng. Tìm hiểu thêm về họ để tạo ấn tượng tốt đầu tiên bằng cách đặt những câu hỏi phù hợp.
Truyền thông xã hội
Làm cho hồ sơ của bạn nổi bật hơn:
Đừng ngần ngại chia sẻ về kinh nghiệm của bạn trên mạng xã hội. Chia sẻ kiến thức và chuyên môn của bạn là cách tốt nhất để tạo nên sự nổi bật. Bạn có thể viết về những thành công, thất bại và bài học mà bạn đã học được. Bạn cũng có thể bình luận về các bài đăng của người khác.
Xây dựng hình ảnh chuyên gia sẽ giúp bạn trở thành người được tìm đến trong lĩnh vực của mình và phát triển mạng lưới bán hàng. Dựa trên Báo Cáo Xu Hướng Bán Hàng của HubSpot, 75% các chuyên gia bán hàng sử dụng Facebook để tìm kiếm cơ hội, 51% sử dụng Instagram và 43% ưa thích LinkedIn.
Tập trung vào chất lượng:
Khi xây dựng mạng lưới bán hàng trên mạng xã hội, hãy tập trung vào chất lượng hơn là số lượng. Chọn kỹ những người có khả năng thực sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp, thay vì tiến hành tiếp cận rộng rãi đám đông.
Hãy dành thời gian để tìm hiểu về các công ty và cá nhân có thể hưởng lợi từ sản phẩm của bạn. Xem xét những gì họ chia sẻ trên mạng xã hội. Có thể họ đã kết nối với một người mà bạn đã biết. Cuối cùng, ba “đồng ý” luôn tốt hơn so với 100 “có lẽ”.
Tìm nhóm phù hợp với bạn:
Hãy chọn những nhóm mà tụ họp những người có sở thích tương tự hoặc làm việc trong một ngành cụ thể. Sở thích chung hoặc những vấn đề tương tự sẽ là một cách tốt để bắt đầu cuộc trò chuyện.
4 yếu tố chính sẽ giúp bạn xây dựng mạng lưới bán hàng hiệu quả
Dưới đây, VGM.AI sẽ giới thiệu 4 yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mạng lưới bán hàng hiệu quả.
1. Chọn người bạn muốn kết nối
Để xây dựng mạng lưới bán hàng thành công, cần tiến hành một kế hoạch cẩn thận. Ví dụ, khi bạn chuẩn bị tham gia một sự kiện, hãy tìm kiếm danh sách những người đã xác nhận tham dự sự kiện đó. Điều quan trọng là quyết định trước Ai sẽ là người bạn muốn kết nối trong sự kiện này. Đừng mọi thứ diễn ra ngẫu nhiên và thực hiện các kết nối một cách có chủ đích.
Tương tự, khi bạn muốn xin giới thiệu từ một người trong mạng lưới quan hệ của bạn, hãy xác định mục tiêu của bạn cụ thể. Đảm bảo họ biết bạn muốn được giới thiệu tới ai trước khi bạn tiến hành liên hệ với những người trong mạng lưới quan hệ của họ.
2. Quyết định nơi tiếp cận
Trước khi quyết định phương tiện giao tiếp, bạn nên xem xét các điểm sau đối với từng cá nhân:
- Bạn có quen ai để có thể giới thiệu bạn trong các sự kiện hay không?
- Bạn và khách hàng tiềm năng có đang ở cùng một thành phố không?
- Có những dự án, nhóm hoặc kênh nào mà cả hai bạn đều tham gia không?
Giả sử bạn muốn tiếp cận một Giám đốc điều hành (CEO) hoạt động trên LinkedIn và bạn thấy họ đã đăng kế hoạch tham gia một sự kiện cùng bạn.
Ở vị trí quản lý cấp cao như hộ thường rất bận rộn và nếu bạn gửi cho họ một email, có khả năng lớn là email đó sẽ bị thất lạc trong hộp thư đến của họ. Tuy nhiên, nếu họ thường đăng bài trên LinkedIn mỗi tuần và trả lời các bình luận, bạn có thể nghĩ đến việc bắt đầu cuộc trò chuyện trên nền tảng này. Sau đó, bạn có thể tìm gặp họ tại sự kiện thực tế.
3. Xác định thời điểm bắt đầu liên lạc
Điều này không chỉ đề cập đến việc tránh tiếp cận vào những dịp lễ quốc gia hoặc mùa nghỉ. Nếu bạn muốn xây dựng mối quan hệ với Giám đốc tiếp thị mới của một công ty, nên xem xét việc đợi thêm vài tuần. Nếu bạn tiếp cận họ quá sớm, có thể họ đang tập trung vào quá trình làm quen với công việc mới và không có đủ thời gian cho việc xây dựng mối quan hệ.
4. Nuôi dưỡng mối quan hệ
Khi bạn đã thiết lập mối quan hệ mới, hãy nhớ duy trì và phát triển chúng. Điều quan trọng là hỏi họ về phương thức liên lạc mà họ ưa thích. Một số chuyên gia, như những người thường phải di chuyển, có thể thích cuộc gọi điện thoại, trong khi một số khác có thể ưa thích email hoặc tin nhắn trên LinkedIn.
3 sai lầm cần tránh khi tạo dựng mạng lưới bán hàng
Đừng làm suy yếu nỗ lực kết nối mạng lưới bán hàng của bạn bằng những sai lầm dễ tránh. Dưới đây là ba sai lầm phổ biến cần tránh khi kết nối mạng lưới bán hàng:
1. Khiến người được kết nối cảm thấy bị áp đặt
Sự thật khó chấp nhận là không ai thích bị lôi vào một cuộc giao dịch bán hàng. Thay vì đổ hết sức lực vào việc chào hàng, hãy tập trung vào việc giúp người khác giải quyết vấn đề. Tương tác với khách hàng tiềm năng bằng cách trò chuyện và cố gắng hiểu về nhu cầu, khó khăn của họ. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt hơn và xác định xem liệu có sự phù hợp hay không.
2. Quên việc trao đổi sau lần gặp đầu
Bất kể bạn gặp gỡ khách hàng tiềm năng trực tiếp hay qua mạng xã hội, việc tương tác với họ sau lần tương tác đầu tiên là rất quan trọng.
Mọi người có rất nhiều việc phải làm và có thể bạn không phải là người duy nhất mà họ nói chuyện. Gửi một lời theo dõi thân thiện sẽ giúp bạn luôn được họ chú ý. Đừng đợi ba ngày để liên lạc. Bạn liên hệ với họ càng sớm thì càng tốt.
Mẹo hay: Đừng bắt đầu tin nhắn của bạn bằng “Tôi chỉ đang xác nhận lại…”. Điều này mang lại ít giá trị cho cuộc trò chuyện. Hãy cân nhắc việc chia sẻ một thông tin hữu ích hoặc một nguồn tài nguyên miễn phí.
3. Không trao lại lợi ích tương xứng
Mạng lưới bán hàng tốt là đề cập đến việc xây dựng mối quan hệ có ý nghĩa, chứ không phải là có thể giao dịch/bán hàng ngay lập tức. Để làm điều đó, bạn phải là chính bạn và cho người khác thấy việc làm quen với bạn sẽ mang lại lợi ích gì cho họ.
Đừng chỉ tập trung vào cách bạn có thể giải quyết vấn đề mà khách hàng tiềm năng đang gặp phải. Hãy tìm cách làm quen họ một cách cá nhân. Rất nhiều chuyên gia bán hàng thường quá cố gắng để thực hiện giao dịch, thay vì dành thời gian để hiểu rõ người họ mới gặp.
Mẹo chuyên gia: Nếu bạn có sở thích chung, điều này có thể giúp bạn trao đổi được chuyên sâu hơn với mối quan hệ bạn quan tâm.
—————————————————–
About Us
VGM.AI là nền tảng tiếp thị địa lý hàng đầu tại Việt Nam, hỗ trợ phân tích vị trí thông minh bằng trí tuệ nhân tạo địa lý, hay còn gọi là GeoAI. Chúng tôi cung cấp một loạt dữ liệu tổng hợp, bao gồm thông tin dân số, mật độ dân số, thông tin nhân khẩu học và thống kê về các điểm quan tâm (POI) mà các doanh nghiệp quan tâm.
Thông qua sử dụng các dữ liệu này, các doanh nghiệp có thể thực hiện nghiên cứu thị trường chi tiết hơn. Dữ liệu này giúp đánh giá tiềm năng kinh doanh, hỗ trợ trong việc ra quyết định mở hoặc đóng cửa hàng bán lẻ, xác định chiến lược kênh phân phối và các quyết định kinh doanh quan trọng khác.
Nếu bạn quan tâm đến VGM.AI, bạn có thể dễ dàng tạo tài khoản miễn phí và bắt đầu phân tích ngay hôm nay. Hoặc bạn cần hỗ trợ chi tiết cho trường hợp của riêng mình, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.