Kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ cần biết năm 2024

Kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ là một yếu tố mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng cần nắm vững để có thể điều hành và hoạt động cửa hàng của mình. Hãy cùng VGM.AI tìm hiểu chi tiết trong bài viết này về những kinh nghiệm liên quan đến bán lẻ từ đó giúp gia tăng doanh thu cho chuỗi cửa hàng.

Những vấn đề thường gặp khi quản lý chuỗi bán lẻ

Xây dựng chuỗi bán lẻ là phương pháp tất yếu để kinh doanh bán lẻ thành công. Tuy nhiên, việc số lượng cửa hàng tăng lên đã gây ra không ít khó khăn cho người quản lý. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để quản lý chuỗi bán lẻ một cách hiệu quả? Với những kinh nghiệm then chốt về các vấn đề thường gặp phải khi quản lý chuỗi được VGM.AI chia sẻ dưới đây, bạn chắc chắn sẽ thành công.

Vấn đề thường gặp khi quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ
Vấn đề thường gặp khi quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ

Kiểm soát chất lượng nguồn không đồng đều

Khi quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ, việc phải xử lý nhiều vấn đề dẫn đến nguồn lực bị phân tán và ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong đó, khâu vận chuyển và đánh giá chất lượng hàng hóa chiếm phần lớn thời gian hoạt động kinh doanh. Nếu hàng hóa không đáp ứng chất lượng sẽ làm mất giá trị thương hiệu và niềm tin của khách hàng.

Do đó, để đảm bảo chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ, quá trình giám sát cần phải được quản lý một cách kỹ lưỡng và chặt chẽ, bao gồm từ bước nhập kho, vận chuyển, bảo quản đến quá trình phân phối.

Khó khăn trong quản lý nhân sự

Với số lượng cửa hàng cần quản lý lớn, việc theo dõi từng cửa hàng một cách chi tiết trở nên khó khăn, đặc biệt là khi không có quản lý chi nhánh riêng. Do đó, nhiều cửa hàng có thể gặp vấn đề khi nhân viên không thể duy trì một mức độ chuyên nghiệp cao trong quá trình làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của cửa hàng.

Ngoài ra, trình độ chuyên môn của nhân viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới cho công ty. Nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, khách hàng thường xem xét và so sánh chất lượng giữa chi nhánh mới và cửa hàng chính. Vì vậy, người quản lý cần đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo đầy đủ để có thể thực hiện những nhiệm vụ tương tự tại chi nhánh mới.

Quản lý tài chính kém hiệu quả

Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô, áp lực quản lý tài chính giữa các chi nhánh là điều mà bất kỳ chủ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt. Việc quản lý dòng tiền, doanh thu, chi phí, lãi/lỗ, và hiệu suất đầu tư là những khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực tài chính mà nhà quản lý bán lẻ cần đối mặt.

Số lượng cửa hàng tăng đồng nghĩa với việc chi phí để vận hành cũng tăng, kéo theo các chi phát sinh liên quan. Đây chính vấn đề nan giải mà chủ kinh doanh cần giải quyết.

Khó khăn trong việc thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng

Quản lý số lượng lớn khách hàng trên toàn chuỗi cũng là một thách thức đối với người quản lý. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều phần mềm giúp chủ doanh nghiệp quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn.

Kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ hiệu quả

Có kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Điều này đặc biệt quan trọng khi người quản lý muốn thăng tiến trong công việc hay tìm kiếm một cơ hội nâng cấp bản thân hoặc chỉ đơn giản là làm tốt công việc của mình. 

Một số kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ 
Một số kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ 

Ước tính và quản lý hàng hàng hóa

Kinh nghiệm đầu tiên trong việc quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ đó là cần dự báo chính xác nhu cầu của khách hàng, từ đó lập ra kế hoạch bán hàng phù hợp. Điều này bao gồm việc dự báo doanh thu và nhận biết những sản phẩm phổ biến mà khách hàng sẽ mua trong tương lai. Độ chính xác của dự báo càng chuẩn thì doanh nghiệp sẽ càng lựa chọn được chiến lược phù hợp trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng như quả lý hàng tồn kho. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tiền của doanh nghiệp.

Dự báo được phân chia thành hai loại chính như sau:

Định lượng: Sử dụng dữ liệu thu thập từ cửa hàng của công ty, như doanh thu, phân tích tiếp thị và các chỉ số kinh tế.

Định tính: Dựa trên phân tích của chuyên gia, dữ liệu nghiên cứu thị trường và nhu cầu của người tiêu thụ.

Liên kết tất cả các bộ phận cửa hàng trên một nền tảng

Để đồng nhất trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần liên kết tất các các cửa hàng chi nhánh và bộ phận liên quan với nhau trên cùng một hệ thống. Điều này bao gồm kết nối chuỗi cung ứng bán lẻ như nhà cung cấp, nhà phân phối hay đơn vị vận chuyển… 

Việc trao đổi và thực hiện công việc cũng như báo cáo trên cùng 1 nền tảng sẽ giúp giảm thiểu sai sót đáng kể và tiết kiệm được các chi phí liên quan khác như vấn đề thời gian, địa lý hoặc hàng tồn kho. 

Tổ chức đánh giá hiệu quả của từng cửa hàng bán lẻ​

Một khía cạnh quan trọng đúc kết từ kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ đó là doanh nghiệp cần đánh giá, rà soát thường xuyên hiệu quả của từng cửa hàng. Dựa trên các số liệu có được từ đó xây dựng các phương án phù hợp giải quyết vấn đề tồn đọng hay là phát triển thêm cho mỗi chi nhánh.

Đánh giá chất lượng nhân viên

Trong quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ, việc đánh giá chất lượng nhân viên cũng rất quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ. Nhân viên bán hàng chính là bộ mặt của cửa hàng, người trực tiếp gặp khách hàng và để lại ấn tượng trong tâm trí cửa khách hàng. Nhân viên được đánh giá dựa trên khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng, thái độ phục vụ, kỹ năng giải quyết vấn đề… Đánh giá này giúp tạo ra một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đồng thời tăng cường trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Dữ liệu thời gian thực của toàn chuỗi cần được đồng bộ

Lưu trữ dữ liệu cửa hàng hay khách hàng là một yếu tố mà nhiều doanh nghiệp thường không chú trọng. Tuy nhiên việc nhận thức được giá trị của dữ liệu có được trong quá trình vận hành, bán hàng sẽ giúp ích rất lớn cho doanh nghiệp trong việc cải thiện và phát triển cửa hàng.

Quản lý chặt chẽ tài sản của các chuỗi cửa hàng

Quản lý tài sản trong chuỗi cửa hàng bán lẻ không chỉ là nhiệm vụ cần thiết mà còn là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Việc chặt chẽ theo dõi, đánh giá và bảo quản các tài sản giúp tối ưu hóa hiệu suất và ngăn chặn mất mát không mong muốn.

Quy trình này không chỉ bao gồm việc theo dõi hàng tồn kho mà còn liên quan đến việc duy trì và bảo dưỡng các thiết bị và nguyên liệu quan trọng. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ hiện đại để giám sát và đánh giá tình trạng của tài sản giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện và giải quyết vấn đề.

Trên đây là toàn bộ các kinh nghiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ được VGM.AI tổng hợp. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thể đúc kết cho mình những kiến thức cần thiết cho việc kinh doanh của mình. 

5/5

Phân tích tiềm năng thị trường ngay hôm nay với VGM

Theo dõi Fanpage

Bài viết nổi bật

Đăng ký nhận bản tin

Nếu bạn có câu hỏi

Liên hệ với chúng tôi

Bạn chưa nắm rõ cách ứng dụng Tiếp thị địa lý vào doanh nghiệp? Xin vui lòng liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

  • Tư vấn MIỄN PHÍ ứng dụng Tiếp thị địa lý   
  • Cung cấp các dịch vụ tư vấn
  • Thông tin bảng giá dịch vụ

Hotline tư vấn: 0975 427 560

Email: marketing@vgm.ai













    Trở về đầu trang

    Đăng ký gói dịch vụ của VGM

    Vui lòng chuyển khoản theo thông tin dưới đây để chúng tôi có thể kích hoạt dịch vụ cho bạn

    Gói STARTER: 399.000đ (vĩnh viễn) - Mua 1 vị trí

    Gói STANDARD: 1.499.000đ (vĩnh viễn) - Mua 5 vị trí

    Gói GROWTH: 2.599.000đ (vĩnh viễn) - Mua 10 vị trí

    Tài khoản công ty VGM:
    CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP TIẾP THỊ ĐỊA LÝ VIỆT NAM
    Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
    Chủ tài khoản: VGM SOLUTION CO., LTD
    Số tài khoản: 284637224

    Nội dung: GSJ5PH

    Bạn có nhu cầu, mong muốn, câu hỏi khác?

    Livechat ngay để được tư vấn