Hướng dẫn lập chiến lược thị trường mục tiêu từ A-Z

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, việc lập chiến lược thị trường mục tiêu là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chiến lược thị trường không chỉ định hình hướng đi và mục tiêu của một tổ chức mà còn đảm bảo rằng nó tận dụng tối đa cơ hội và ứng phó với thách thức từ môi trường kinh doanh đang thay đổi liên tục. 

Vậy chiến lược thị trường mục tiêu là gì và doanh nghiệp cần làm gì để lựa chọn đúng đắn? Cùng VGM.AI tham khảo qua bài viết dưới đây

Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu, còn gọi là target market, là một nhóm người có các đặc điểm chung như độ tuổi, vị trí địa lý, thu nhập, lối sống, sở thích, và nhiều yếu tố khác. Trong kinh doanh, thị trường mục tiêu đại diện cho nhóm thị trường có tiềm năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp là lớn nhất. Việc xác định đúng thị trường mục tiêu là rất quan trọng trong kinh doanh để đảm bảo sản phẩm được phân phối tới đúng đối tượng và đem lại giá trị cho khách hàng. 

Ví dụ thị trường mục tiêu của sản phẩm sữa tăng cân là nhóm người có thể trạng gầy gò, khó “béo”. Tùy theo đặc tính của sản phẩm, mà các dòng sữa tăng cân có thể phân thành các thị trường nhỏ hơn được quy định theo độ tuổi như sữa tăng cân cho trẻ em, cho người lớn hoặc cho người già.

Thị trường mục tiêu là gì? Chiến lược thị trường mục tiêu có quan trọng hay không?
Thị trường mục tiêu là gì? Chiến lược thị trường mục tiêu có quan trọng hay không?

Chiến lược thị trường mục tiêu là gì?

Chiến lược thị trường mục tiêu là một kế hoạch chi tiết mà một doanh nghiệp sử dụng để xác định, tiếp cận và phục vụ một nhóm khách hàng cụ thể trong thị trường mà doanh nghiệp hướng tới. Nó bao gồm các quyết định về cách phát triển sản phẩm/ dịch vụ, cách tiếp thị, cách phân phối sản phẩm dịch vụ tới thị trường đó nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường. 

Nói cách khác, chiến lược thị trường mục tiêu được lập ra nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách tập trung vào một phần thị trường mà họ hiểu rõ và có khả năng phục vụ tốt nhất.

Tại sao việc lập chiến lược thị trường mục tiêu là rất quan trọng? 

Chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu là một trong các chiến lược kinh doanh quan trọng nhất, định hình cách mà doanh nghiệp sẽ vận hành và tiến vào thị trường. 

Chiến lược thị trường mục tiêu bao quát và tác động lên nhiều mặt của doanh nghiệp, bao gồm: 

  • Tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ: Chiến lược thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp định hình quy trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu của nhóm thị trường mục tiêu
  • Tiếp thị tập trung: Tập trung tài nguyên và nỗ lực tiếp thị vào việc tiếp cận, thu hút đúng đối tượng khách hàng. Từ đó tối ưu hóa chi phí tiếp thị và tạo ra hiệu suất cao hơn
  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Bằng cách tập trung vào thị trường mục tiêu, bạn có thể xây dựng lợi thế cạnh tranh bằng cách cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác biệt, thực sự đáp ứng, giải quyết nhu cầu của khách hàng 
  • Định hình thương hiệu: Bằng việc xác định một thị trường mục tiêu, bạn có thể xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ trong tâm trí của khách hàng và tạo sự nhận diện thương hiệu tốt hơn

Nguyên tắc cần nhớ khi lựa chọn thị trường mục tiêu

Có một số nguyên tắc nhất định mà các nhà hoạch định chiến lược doanh nghiệp cần tuân theo để có thể thiết lập các chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu hiệu quả, chính xác. 

Nguyên tắc 1: Tạo giá trị cho khách hàng

Lập chiến lược thị trường mục tiêu đòi hỏi doanh nghiệp: thứ nhất, phải hiểu rõ về thị trường bao gồm: nhân khẩu học, hành vi, sở thích, thói quen mua sắm, cách họ nghĩ, cách họ hành động… và nhu cầu thật sự họ mong muốn là gì? Thứ hai, ở chiều ngược lại, doanh nghiệp cũng thiết kế, cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp – đáp ứng tốt nhu cầu của nhóm thị trường này. 

Bên cạnh sự gặp nhau giữa cung – cầu, điều mà khách hàng quan tâm hơn cả là sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thực sự có thể đem lại giá trị cho họ, hơn chỉ là các thông điệp truyền thông bóng bẩy. 

Nguyên tắc 2: Quản lý rủi ro, không phân tán 

Chiến lược thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp quản lý và ngăn ngừa rủi ro tốt hơn bằng cách tránh sự phân tán và tập trung nguồn lực từ kinh doanh, tiếp thị, sản xuất… vào phân khúc thị trường mà doanh nghiệp có kiến thức và khả năng phục vụ tốt nhất.

4 bước đơn giản để lập chiến lược thị trường mục tiêu

Như đã đề cập ở trên, chiến lược phân khúc thị trường là quá trình bạn xác định, tổ chức, nghiên cứu và nhắm mục tiêu vào một phân khúc cụ thể của thị trường mục tiêu rộng lớn. 

Các bước, quy trình thiết lập chiến lược thị trường mục tiêu (Market target strategy)
Các bước, quy trình thiết lập chiến lược thị trường mục tiêu (Market target strategy)

Dựa trên định nghĩa này, chúng ta có thể rút ra một quy trình gồm 4 bước để xác định và lựa chọn thị trường mục tiêu chính xác. 

Bước 1. Xác định các phân khúc chính 

Đây là bước đầu tiên cần làm trong việc lập chiến lược thị trường mục tiêu. Xác định các phân khúc chính là việc chia cơ sở thị trường rộng lớn thành các vùng thị trường nhỏ hơn. Các vùng thị trường hay phân khúc thị trường được tạo lập dựa trên những điểm tương đồng của khách hàng. 

Trong bước này, bạn sẽ thực hiện một số nghiên cứu thị trường trên diện rộng để khám phá những đặc điểm, mong muốn, và nhu cầu của một phân khúc thị trường (market segment).

Bước 2. Xác định đặc tính của các phân khúc chính này 

Bước 2 trong quy trình lập chiến lược thị trường mục tiêu đề cập tới việc doanh nghiệp cần làm rõ chân dung khách hàng trong mỗi một thị trường khác nhau như thế nào. Phân tích những đặc điểm chính yếu và quan trọng nhất định hình nên một phân khúc thị trường đó. 

Bước 3. Nghiên cứu và chọn một phân khúc

Chiến lược thị trường mục tiêu nhấn mạnh vào việc ra quyết định chọn và bỏ. Việc chọn thị trường mục tiêu để kinh doanh và loại bỏ các thị trường kém tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh phù hợp. 

Tại bước này, doanh nghiệp cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về từng phân khúc để tìm ra phân khúc nào phù hợp nhất. Sự phù hợp ở đây được đánh giá bằng mức độ đáp ứng của sản phẩm dịch vụ trên nhu cầu khách hàng. 

Bước 4. Lên chương trình tiếp thị, kinh doanh phù hợp

Dựa trên các nghiên cứu đã thực hiện, sau khi đã lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu, doanh nghiệp tiến hành lập các kế hoạch kinh doanh và tiếp thị với thông điệp phù hợp để tiếp cận khách hàng. 

Nhìn chung, một chiến lược thị trường mục tiêu tốt bắt đầu từ việc chọn đúng thị trường mục tiêu và phân tích thị trường một cách cụ thể, chính xác. 

Có rất nhiều nguồn dữ liệu mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tiến hành phân tích thị trường như: 

  • Nguồn dữ liệu chính phủ, cơ quan dân số công bố 
  • Dữ liệu hoặc báo cáo được công khai từ các công ty nghiên cứu
  • Phân tích website, mạng xã hội
  • Phần mềm nghiên cứu thị trường
  • Công cụ phân tích dữ liệu thị trường 

Ví dụ, các doanh nghiệp phân phối bán lẻ có thể sử dụng công cụ phân tích dữ liệu thị trường của VGM.AI để phân tích các thông tin liên quan tới vị trí bao gồm: nhân khẩu học, dân cư,, phân bổ hộ gia đình, mật độ cạnh tranh trong khu vực, các tiện ích công cộng/ hạ tầng/ các điểm tham quan/ tòa nhà cao tầng… trong một khu vực để biết khu vực đó có tiềm năng để mở cửa hàng bán lẻ hoặc phân phối sản phẩm hay không?

Mô hình Hooley phản ánh sự tương quan giữa sức hấp dẫn của phân khúc với tài nguyên doanh nghiệp 

Khung Hooley là mô hình dùng để đánh giá mức độ tương quan giữa sức hấp dẫn của phân khúc thị trường với tiềm lực của doanh nghiệp để xác định mức độ ưu tiên kinh doanh, tiếp thị của doanh nghiệp ở từng phân khúc. Đây là một mô hình phổ biến trong chiến lược thị trường mục tiêu được các doanh nghiệp thường xuyên áp dụng. 

Mô hình Hooley phân loại mức độ ưu tiên kinh doanh các thị trường mục tiêu
Mô hình Hooley phân loại mức độ ưu tiên kinh doanh các thị trường mục tiêu

Mức độ hấp dẫn của phân khúc được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

  • Quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng
  • Khả năng sinh lời và lợi nhuận tiềm năng
  • Cường độ cạnh tranh và sự cạnh tranh
  • Rào cản gia nhập và độ dễ gia nhập thị trường
  • Nhu cầu và mong muốn của khách hàng
  • Sự tương đồng với sứ mệnh và giá trị của công ty

Sức mạnh tài nguyên được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

  • Nguồn tài chính
  • Khả năng tiếp thị
  • Nguồn nhân lực  
  • Năng lực công nghệ
  • Khả năng phân phối và chuỗi cung ứng
  • Giá trị thương hiệu và danh tiếng doanh nghiệp

Với dữ liệu này, doanh nghiệp có thể cân nhắc tiềm năng của nhiều phân khúc khác nhau để tìm ra phân khúc nào tốt nhất, phân khúc nào cần cải thiện, phân khúc nào có triển vọng kém và phân khúc nào có triển vọng tồi tệ nhất. Như đã đề cập ở trên, chiến lược thị trường mục tiêu lấy cốt lõi là chọn và bỏ. Bất kỳ quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu không chính xác nào cũng có thể gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp cả trong sản xuất và kinh doanh. 

Bên cạnh các lợi ích trên, mô hình Hooley cũng giúp các doanh nghiệp lập kế hoạch lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu tối ưu hơn bằng cách cân bằng giữa thông tin thị trường với nguồn lực của doanh nghiệp. 

Nghĩ lớn – nghĩ dài trong chiến lược thị trường mục tiêu

Phân khúc thị trường là một phần quan trọng mà doanh nghiệp cần nghiêm túc phân tích. Chọn lựa thị trường mục tiêu sẽ là bước đầu tiên trên cả một hành trình kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn. 

Trong ngắn hạn, bằng cách chia thị trường mục tiêu của bạn thành các nhóm nhỏ hơn, cụ thể hơn dựa trên các đặc điểm tương đồng, bạn có thể tạo các chiến dịch tiếp thị được cá nhân hóa và đem lại tỷ suất thu lời tốt hơn. 

Hình ảnh minh họa trong chiến lược thị trường mục tiêu
Hình ảnh minh họa trong chiến lược thị trường mục tiêu

Điều quan trọng cần nhớ là kinh doanh là hướng tới tương lai. Trong tương lai, cả thị trường và khách hàng sẽ không ngừng thay đổi. Do vậy, doanh nghiệp phải liên tục đánh giá, điều chỉnh trong quá trình thực thi để đảm bảo các chiến lược kinh doanh đưa ra vẫn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ cho phép bạn xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền chặt hơn với khách hàng, tăng mức độ gắn bó với thương hiệu và cuối cùng là thúc đẩy doanh số bán hàng.

VGM.AI – Công cụ không thể thiếu trong chiến lược thị trường mục tiêu

VGM.AI là nền tảng tiếp thị địa lý đầu tiên tại Việt Nam phục vụ nhu cầu phân tích tiềm năng thị trường thông qua dữ liệu vị trí (Location intelligence). 

Nền tảng hỗ trợ lập chiến lược thị trường mục tiêu VGM.AI
Nền tảng hỗ trợ lập chiến lược thị trường mục tiêu VGM.AI

VGM.AI sử dụng công nghệ phân tích địa lý không gian (GeoAI) kết hợp học máy để tính toán mức độ tiềm năng của một khu vực địa lý cụ thể dựa trên dữ liệu địa lý đối chiếu với các tiêu chí mà doanh nghiệp nhập vào. 

Ví dụ, doanh nghiệp bạn hoạt động trong lĩnh vực phân phối vật tư nông nghiệp. Bạn có thể sử dụng VGM.AI để xem trước các dự báo gần thời gian thực về sản lượng mùa vụ ở từng khu vực trồng lúa trên cả nước. Bằng cách này, bạn có thể tối ưu kênh phân phối và điều chỉnh sản lượng tới các khu vực thị trường tiềm năng có sức mua được dự báo cao hơn và giảm ở các khu vực có sản lượng mùa vụ thấp hơn. 

VGM.AI cũng thể hiện tính hữu ích đối với các ngành nghề như: bán lẻ, bất động sản, phân phối, dịch vụ,… và mô hình kinh doanh theo chuỗi. 

Để hiểu hơn về VGM và cách mà VGM.AI hỗ trợ lập kế hoạch phân khúc thị trường mục tiêu chính xác cho doanh nghiệp. Bạn có thể nhập thông tin vào form đăng ký, chúng tôi sẽ hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. 

5/5

Phân tích tiềm năng thị trường ngay hôm nay với VGM

Theo dõi Fanpage

Bài viết nổi bật

Đăng ký nhận bản tin

Nếu bạn có câu hỏi

Liên hệ với chúng tôi

Bạn chưa nắm rõ cách ứng dụng Tiếp thị địa lý vào doanh nghiệp? Xin vui lòng liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

  • Tư vấn MIỄN PHÍ ứng dụng Tiếp thị địa lý   
  • Cung cấp các dịch vụ tư vấn
  • Thông tin bảng giá dịch vụ

Hotline tư vấn: 0975 427 560

Email: marketing@vgm.ai













    Trở về đầu trang

    Đăng ký gói dịch vụ của VGM

    Vui lòng chuyển khoản theo thông tin dưới đây để chúng tôi có thể kích hoạt dịch vụ cho bạn

    Gói STARTER: 399.000đ (vĩnh viễn) - Mua 1 vị trí

    Gói STANDARD: 1.499.000đ (vĩnh viễn) - Mua 5 vị trí

    Gói GROWTH: 2.599.000đ (vĩnh viễn) - Mua 10 vị trí

    Tài khoản công ty VGM:
    CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP TIẾP THỊ ĐỊA LÝ VIỆT NAM
    Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
    Chủ tài khoản: VGM SOLUTION CO., LTD
    Số tài khoản: 284637224

    Nội dung: GSJ5PH

    Bạn có nhu cầu, mong muốn, câu hỏi khác?

    Livechat ngay để được tư vấn