Sau giai đoạn tăng trưởng “nóng”, An Khang dừng mở mới, Pharmacity cơ cấu lại chuỗi cửa hàng, còn Long Châu vươn lên đứng đầu về quy mô nhà thuốc…Thị trường dược phẩm Việt Nam đang “nóng lên” bởi các ông lớn mạnh tay đầu tư giành thị phần, càng gây áp lực cho các hệ thống, cửa hàng thuốc nhỏ, lẻ muốn tham gia vào thị trường
Các “anh tài” chuỗi bán lẻ dược phẩm nỗ lực “nhân bản” các cửa hàng
Cuối năm ngoái, cuộc so kè nhân bản chuỗi bán lẻ dược phẩm của chuỗi 3 nhà thuốc tên tuổi ở thị trường Việt là Pharmacity, An Khang và Long Châu bắt đầu rõ nét. Cuộc đua trở nên gay gắt hơn khi Pharmacity đóng cửa gần 200 cửa hàng cuối năm ngoái rời vị trí chuỗi nhà thuốc lớn nhất cho cái tên mới là Long Châu của FRT.
Cụ thể, hết tháng 8/2022, Pharmacity vẫn là chuỗi có nhiều nhà thuốc nhất, với khoảng 1.100 cơ sở, tăng hơn 200 so với đầu năm đó. Nhưng sau đó, Pharmacity đóng cửa nhiều cơ sở có tình hình kinh doanh không tốt vì vậy, vị trí dẫn đầu về quy mô đã thuộc về tay Long Châu.
Hiện Pharmacity còn 936 nhà thuốc, trong khi đó, tính đến tháng 10/2023, Long Châu có 1.340 nhà thuốc, mở mới 403 cửa hàng, vượt kế hoạch mở rộng đã đề ra cho năm nay. Tiếp đó, chuỗi nhà thuốc An Khang của Thế Giới Di Động với 537 nhà thuốc và hiện đại diện chuỗi nhà thuốc này cũng công bố trong năm nay sẽ tạm ngừng mở mới chỉ tập trung vào các cửa hàng có doanh thu.
Nguồn: MWG, FRT, Pharmacity, Công ty Chứng khoán Rồng Việt, VnExpress.
Thị trường gia tăng cạnh tranh, các cửa hàng dược phẩm, nhỏ lẻ cần làm gì?
Không chỉ trong cuộc đua bành trướng về quy mô, các doanh nghiệp cũng cạnh tranh quyết liệt để hiện diện tại những vị trí đắc địa, cũng như dần đi vào các khu dân cư. Cuối năm 2021, một chủ nhà ở thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) gặp trục trặc và quyết định thanh lý trước hạn hợp đồng với Thế Giới Di Động thuê mặt bằng. Ngay lập tức, Long Châu nhảy vào thế chỗ, trả giá cao hơn 20% (theo nguồn tin từ VnExpress)
3 Chuỗi nhà thuốc: Long Châu, An Khang và Pharmacity cùng mở trên 1 cung đường
sát nhau, cạnh chợ dân sinh. (Ảnh: Trong diễn đàn hội thầy thuốc Việt Nam).
Các nhà thuốc mới, nhỏ lẻ cần làm gì để tiếp tục trong cuộc so kè này mặc dù đang ở thế lép vế so với các “ông lớn”? Tất nhiên, mỗi mô hình nhà thuốc đều có những ưu và nhược điểm, nếu như chuỗi nhà thuốc ghi điểm với sự uy tín, nguồn gốc thuốc, và các thuốc nhập khẩu rõ ràng.
Tuy nhiên, đối với các cửa hàng thuốc truyền thống họ có thể “gần gũi” với người dân hơn bằng việc trở thành “người tư vấn” thân quen cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn tuổi – đã quen với những cửa hàng truyền thống, ghi nhớ được tình trạng bệnh của họ.
Bên cạnh đó, các chuỗi nhà thuốc nhỏ, lẻ có thể áp dụng các chiến lược kinh doanh thêm các mô hình chăm sóc khác cùng với việc bán thuốc. Đồng thời, có thể áp lực về chi phí mặt bằng của các chuỗi nhỏ lẻ cũng sẽ bớt gay gắt hơn.
Song, việc tìm kiếm, phân tích để lựa chọn vị trí/khu vực mở cửa hàng dược phẩm bán lẻ của các cá nhân/đơn vị nhỏ vẫn cần được chú trọng. Trong bối cảnh, các nhà thuốc mọc lên như nấm sau mưa, thậm chí một dãy phố có tới 3 – 4 cửa hàng thuốc đặt cạnh từ thương hiệu lớn, đến các cái tên nhỏ, lẻ.
Theo đó, các cửa hàng dược phẩm nhỏ lẻ cần chú ý đến việc đánh giá vị trí/khu vực kinh doanh tiềm năng để có thể cạnh tranh với chuỗi nhà thuốc của các “ông lớn”. Thị trường càng cạnh tranh, việc phân tích càng cần rõ ràng, các con số cụ thể, nguồn đáng tin cậy như: nhân khẩu học (dân số, độ tuổi, giới tính,…), đối thủ cạnh tranh, các tiện ích xung quanh,… Các dữ liệu này đều trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.
Thông qua các dữ liệu mà nền tảng tiếp thị địa lý Việt Nam – VGM.AI cung cấp về nhân khẩu học, dân cư, độ tuổi, các tiện tích, đối thủ xung quanh… Các chủ cửa hàng dược phẩm có ý định mở mới hoặc mở rộng sẽ nắm được đối tượng khách hàng ở khu vực/vị trí này có thực sự tiềm năng hoặc là đúng với tệp khách nhắm tới hay không? Dựa vào các dữ liệu này cũng có thể đưa ra các chiến lược tiếp thị, thu hút phù hợp.
Nguồn: Tổng hợp