Foot traffic là gì? Lợi ích, vai trò của Foot traffic trong kinh doanh

Foot traffic là một khái niệm quan trọng trong ngành kinh doanh và tiếp thị, đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá và quản lý hiệu suất của các doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ, sự kiện và nhiều hoạt động khác.

Vậy foot traffic là gì? Cùng VGM tìm hiểu qua bài viết dưới đây và tìm hiểu tại sao Foot traffic là một yếu tố quyết định đối với sự thành công của nhiều loại hình doanh nghiệp.

Khái niệm Foot traffic là gì?

Foot traffic có thể hiểu là lưu lượng người đi bộ hoặc lưu lượng truy cập, lưu lượng khách hàng.

Foot traffic là gì? Khái niệm và ứng dụng trong thực tiễn

Foot traffic là gì? Khái niệm và ứng dụng trong thực tiễn

Foot traffic là một thuật ngữ được sử dụng trong kinh doanh để mô tả số lượng khách hàng bước vào cửa hàng bán lẻ, trung tâm mua sắm hoặc một địa điểm cụ thể. Foot traffic hay lưu lượng truy cập đến cửa hàng—hoặc lưu lượng khách hàng—là một số liệu quan trọng để đo lường hiệu quả trong các ngành kinh doanh, đặc biệt là bán lẻ. 

Foot traffic hay lượng người đến cửa hàng cao có xu hướng dẫn đến doanh số bán hàng và doanh thu cao hơn. Tuy nhiên, chỉ dựa vào lượng khách hàng ghé thăm không thôi là không đủ để tạo ra doanh số bán hàng mới. Các công ty cũng cần tập trung mở rộng danh mục hàng hóa cung cấp theo nhu cầu khách hàng và tiếp tục mang lại trải nghiệm tích cực cho khách hàng.

Foot traffic và các ứng dụng trong thực tiễn

Foot traffic đã và đang được nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ trong rất nhiều ngành và lĩnh vực kinh doanh khác nhau. 

Các chuyên gia trong các ngành phân tích lưu lượng người lưu thông để đạt được sự hiểu biết về hành vi và thói quen di chuyển của con người trong một khu vực cụ thể sâu sắc hơn thông qua phân tích dữ liệu này. 

  • Các nhà bán lẻ sử dụng lượng người qua lại để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cửa hàng và chuỗi cửa hàng, tiến hành phân tích khu vực thương mại và lựa chọn địa điểm kinh doanh mới
  • Các chuyên gia bất động sản thương mại (CRE) phân tích lượng người qua lại để tìm người thuê lý tưởng cho tài sản thương mại, đưa ra quyết định đầu tư và đánh giá các giao dịch
  • Các đô thị và BID (Khu cải thiện kinh doanh) nghiên cứu mô hình Foot traffic để xác định những khoảng trống trong dịch vụ địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế và hỗ trợ hoạch định chính sách
  • Các nhà quảng cáo sử dụng dữ liệu về lượng người ghé thăm (Foot traffic) để tạo các chương trình khuyến mãi với mục tiêu cụ thể và hiệu suất đầu ra cao hơn
  • Các công ty CPG (hàng tiêu dùng đóng gói) sử dụng phân tích lượng người qua lại để tối ưu hóa vị trí sản phẩm và chi tiêu quỹ thương mại, đồng thời tinh chỉnh các nỗ lực tiếp thị trực tiếp tại điểm bán của mình

Bên cạnh các ngành nêu trên, Foot traffic cũng mang lại những tác động tích cực lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua nhiều khía cạnh như: 

  1. Tăng doanh số bán hàng: Foot traffic trực tiếp ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của các cửa hàng bán lẻ. Một lượng lớn người đến cửa hàng có thể tạo ra cơ hội bán hàng cao hơn, và do đó tăng doanh thu và lợi nhuận.
  2. Thúc đẩy tiếp thị: Foot traffic là một yếu tố quan trọng trong việc xác định chiến dịch tiếp thị hiệu quả. Các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu foot traffic để đo lường tác động của chiến dịch quảng cáo và tiếp thị đối với sự quan tâm của khách hàng.
  3. Định hình chiến lược kinh doanh: Dữ liệu foot traffic giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mô hình hành vi của khách hàng, giúp họ điều chỉnh chiến lược kinh doanh, kênh phân phối, tồn kho… để tối ưu hóa lợi nhuận.

Vai trò của Foot traffic trong ngành bán lẻ

Thông thường, những địa điểm có lượng người qua lại cao hơn thường có giá thuê cao hơn. Tuy nhiên, các khu vực này thường kèm theo sự cạnh tranh khốc liệt, và số lượng lớn người không đồng nghĩa với đảm bảo lợi nhuận cho các nhà bán lẻ và nhà hàng ở những khu vực có mật độ giao thông cao.

Ứng dụng Foot traffic trong ngành bán lẻ

Ứng dụng Foot traffic trong ngành bán lẻ

Trong ngành bán lẻ, Foot traffic được ứng dụng như một công cụ phân tích kinh doanh nâng cao phục vụ quy hoạch điểm bán và lập các kế hoạch kinh doanh giành lượng khách ghé thăm và kiểm soát chi phí hoạt động.

Foot traffic giúp các nhà bán lẻ nâng cao kết quả kinh doanh ở các mặt sau: 

  • Xác định những cửa hàng hoạt động tốt nhất và kém hiệu quả
  • Xác định các khoảng thời gian lượng người ghé thăm cao điểm để phân bổ nguồn lực, đảm bảo có đủ nhân sự khi các cửa hàng bận rộn nhất và giảm chi phí khi không đông khách
  • Giải thích mối quan hệ giữa doanh số và tỷ lệ người ghé thăm cửa hàng, từ đó xác định sản phẩm bán tốt ngay cả khi chỉ số foot traffic thấp để bài trí cửa hàng phù hợp
  • Tối ưu hóa hàng tồn kho và phân loại sản phẩm dựa trên các nghiên cứu về Foot traffic nhằm hiểu thói quen và đặc điểm của nhóm khách hàng tại mỗi cửa hàng bán lẻ
  • Đánh giá tác động của việc đóng cửa hoặc mở cửa một cửa hàng 
  • Đánh giá cạnh tranh trong tương quan về foot traffic để đo đếm thị phần trong một khu vực

Bên cạnh việc cải thiện kết quả kinh doanh, lưu lượng người đi bộ cũng giúp các doanh nghiệp bán lẻ tối ưu lại nguồn lực để giảm chi phí tuyển người, cải thiện quỹ thời gian của nhân viên bằng cách sắp xếp nhiều nhân viên hơn vào các thời điểm đông đúc, và sắp xếp công việc trong kho vào các thời điểm ít người. 

Phân tích lượng người qua lại cũng giúp các doanh nghiệp triển khai các nỗ lực tiếp thị điểm bán hiệu quả và địa phương hóa tốt hơn.

Foot traffic và quy hoạch đô thị

Foot traffic cũng là một vấn đề quan trọng cần cân nhắc trong quy hoạch đô thị. Khi một khu vực được quy hoạch phát triển để thu hút khách du lịch, hoặc thúc đẩy các dịch vụ giải trí địa phương,… tức là khu vực đó sẽ trở nên phổ biến với người đi bộ trong tương lai. Khi đó, các nhà quy hoạch sẽ cần đảm bảo đưa các yếu tố thẩm mỹ và cả an toàn ở khu vực đi lại trong thiết kế. Cây xanh, lối qua đường và lề đường mở rộng cần được tích hợp vào quy hoạch không gian. 

Dữ liệu về lưu lượng người qua lại cũng giúp các nhà quy hoạch đô thị xác định liệu một khu vực có được người mua sắm ưa chuộng hay không.

Chính quyền địa phương thường phân bổ vốn để cải tạo và cải thiện các khu vực có doanh nghiệp nhỏ hoặc hộ kinh doanh. Nguồn vốn này có thể được sử dụng để cải thiện các công viên địa phương, bờ sông, bổ sung thêm các lối đi được chiếu sáng và cây xanh mới, cũng như tăng cường các điểm giao thông công cộng. Tất cả các chiến lược đều được thiết kế để chuyển hướng hoặc thu hút lượng người đi bộ đến các khu vực mua sắm tập trung nhằm thúc đẩy kinh tế thành phố.

Bằng cách phân tích dữ liệu trên, bạn cũng có thể xác định nguồn gốc, thói quen, nhân khẩu học của khách du lịch ghé thăm thành phố để tiến hành các biện pháp cải tạo, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng và tiện nghi, tăng cường các nhóm bán lẻ/kinh doanh hàng hóa phù hợp… từ đó thúc đẩy du lịch thành phố và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, việc làm cũng như kinh tế cho thành phố. 

Cách đo lường Foot traffic

Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để theo dõi và giải thích lưu lượng người đi bộ. Cách đo lường bao gồm: tự quan sát và ghi chép lại, hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ dự đoán lưu lượng khách hàng ghé thăm thông qua thống kê về mật độ dân số và POI tại một khu vực có ảnh hưởng lên lưu lượng khách hàng. 

Thông tin được thu thập rất quan trọng để thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận. Do vậy, việc nghiên cứu Foot traffic (lưu lượng người đi bộ) cần khái quát những vấn đề sau: 

  • Ngày và các giờ cao điểm trong ngày khi mà khách hàng ghé thăm nhiều nhất.
  • Số lượng và loại sản phẩm đã mua thuộc dòng giảm giá hay do vị trí của sản phẩm, chẳng hạn như gần cửa hoặc máy tính tiền.
  • Theo dõi các dòng sản phẩm có doanh thu kém, ngay cả trong các khung giờ cao điểm, để điều chỉnh kế hoạch tồn kho.
  • Thời lượng lưu lại cửa hàng trung bình của khách hàng là trong bao lâu. Dữ liệu hiển thị thời gian ghé thăm cửa hàng kết hợp với thời gian trong ngày, tuần hoặc năm có thể cung cấp thông tin chi tiết quan trọng về mô hình và sở thích mua hàng của khách hàng.
  • Các mô hình giao thông bên ngoài cửa hàng, chẳng hạn như giờ giao thông cao điểm, cũng như khoảng cách từ cửa hàng đến các điểm quan tâm (POI) có thể tương quan với lượng người đi bộ.

Các công ty có thể theo dõi các giao dịch tại điểm bán hàng (POS) để xác định các khung giờ đông khách và hàng hóa nổi trội. Các doanh nghiệp nhỏ là cửa hàng nhỏ lẻ có thể giám sát lưu lượng truy cập (foot traffic) theo cách thủ công như đếm khách hàng và ghi chú thời gian trong ngày vào sổ.

Đối với các cửa hàng bán lẻ lớn hơn, đông đúc hơn, thiết bị điện tử thường được sử dụng để theo dõi lượng người qua lại. Dữ liệu từ các cảm biến và camera được kết nối với mạng Wi-Fi có thể được lưu và nghiên cứu để xác định thời gian mà lượng người qua lại cao nhất. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng nhân viên hoặc điều chỉnh giờ làm việc của nhân viên để những nhân viên bán hàng giỏi nhất làm việc trong thời gian cao điểm có lượng người qua lại đông đúc nhất.

Làm sao để tăng lưu lượng khách hàng (Foot traffic) đến các địa điểm kinh doanh

Lượng người đi bộ tại các trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại và các cửa hàng truyền thống ven đường đã giảm ở Mỹ trong nhiều năm, tương tự với các quốc gia khác trên thế giới và Việt Nam. Kết quả là, một làn sóng đóng cửa các cửa hàng bán lẻ nhỏ, giảm quy mô ở các trung tâm mua sắm đã xảy ra. 

Lưu lượng khách hàng ở trung tâm thương mại

Lưu lượng khách hàng ở trung tâm thương mại

Một phần nguyên nhân tới từ sự bùng nổ của mua sắm trực tuyến, kéo theo có quá nhiều lựa chọn và cạnh tranh về giá. Đại dịch Covid-19 cũng tác động mạnh khiến lượng người đi bộ giảm tới 45% trong tháng 4 năm 2020.

Vậy làm sao để tăng lưu lượng khách hàng?

Ngày nay, ngay cả các cửa hàng truyền thống cũng cần sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ để nâng cao nhận thức của nhóm khách hàng. Ngoài việc có một trang web được thiết kế đẹp, rõ ràng, sự hiện diện mạnh mẽ trên mạng xã hội có thể giúp xây dựng thương hiệu của cửa hàng, giúp nhiều người biết tới cửa hàng của bạn hơn. 

Tổ chức các sự kiện tại cửa hàng cũng có thể giúp thu hút mọi người đến cửa hàng. Tùy thuộc vào loại cửa hàng, bạn có thể áp dụng phát sản phẩm mẫu hoặc trình diễn sản phẩm miễn phí, tổ chức các lớp hướng dẫn hoặc các dịch vụ khác tại cửa hàng để thu hút nhiều khách đến địa điểm bán lẻ nhiều hơn.

Trên thực tế, phía chủ nhà (chủ bất động sản cho thuê mặt bằng) và các nhà bán lẻ đã hợp tác để tìm cách chống lại xu hướng giảm lượng người đi bộ. Nhiều trung tâm thương mại và trung tâm mua sắm đang áp dụng chiến lược mua sắm trải nghiệm, theo đó họ bố trí các nhà hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim và các cửa hàng một cách chiến lược để tăng lượng người đến các cửa hàng bán lẻ khác. Điều quan trọng là tạo ra một khu vực nơi mọi người có lý do để đi dạo và tận hưởng trải nghiệm mua sắm thay vì ở nhà và mua sắm trực tuyến.

Kết luận

Với sự phát triển của công nghệ và khả năng thu thập dữ liệu ngày càng tiên tiến, Foot traffic đã trở thành một công cụ mạnh mẽ để nắm bắt xu hướng và thách thức của thị trường. Hiểu rõ về cách sử dụng dữ liệu này có thể giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa hoạt động và tạo ra các chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn.

—————–

About Us

VGM.AI là nền tảng tiếp thị địa lý đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ phân tích vị trí thông minh qua trí tuệ nhân tạo địa lý GeoAI. Thông qua các dữ liệu tổng hợp trên VGM như: dữ liệu dân cư, mật độ dân số, nhân khẩu học, các thống kê về POI (điểm quan tâm) xung quanh một vị trí như: trường học, các tòa nhà, chợ,… các nhà bán lẻ có thể phần nào ước lượng lưu lượng foot traffic có thể đạt được. 

Thông qua các dữ kiện này và các dữ liệu khác để đánh giá tiềm năng kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp ra quyết định mở, đóng cửa hàng bán lẻ, quyết định kênh phân phối và nhiều quyết định kinh doanh quan trọng khác. 

Nếu bạn quan tâm VGM.AI, bạn có thể tạo tài khoản miễn phí và bắt đầu phân tích ngay hôm nay! Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết cho từng trường hợp của bạn.

5/5

Phân tích tiềm năng thị trường ngay hôm nay với VGM

Theo dõi Fanpage

Bài viết nổi bật

Đăng ký nhận bản tin

Nếu bạn có câu hỏi

Liên hệ với chúng tôi

Bạn chưa nắm rõ cách ứng dụng Tiếp thị địa lý vào doanh nghiệp? Xin vui lòng liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

  • Tư vấn MIỄN PHÍ ứng dụng Tiếp thị địa lý   
  • Cung cấp các dịch vụ tư vấn
  • Thông tin bảng giá dịch vụ

Hotline tư vấn: 0975 427 560

Email: marketing@vgm.ai













    Trở về đầu trang

    Đăng ký gói dịch vụ của VGM

    Vui lòng chuyển khoản theo thông tin dưới đây để chúng tôi có thể kích hoạt dịch vụ cho bạn

    Gói STARTER: 399.000đ (vĩnh viễn) - Mua 1 vị trí

    Gói STANDARD: 1.499.000đ (vĩnh viễn) - Mua 5 vị trí

    Gói GROWTH: 2.599.000đ (vĩnh viễn) - Mua 10 vị trí

    Tài khoản công ty VGM:
    CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP TIẾP THỊ ĐỊA LÝ VIỆT NAM
    Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
    Chủ tài khoản: VGM SOLUTION CO., LTD
    Số tài khoản: 284637224

    Nội dung: GSJ5PH

    Bạn có nhu cầu, mong muốn, câu hỏi khác?

    Livechat ngay để được tư vấn